Latency là gì? Kiểm tra latency như thế nào? Nguyên nhân sinh ra latency cao và cách khắc phục hiện tượng này? Là một thông số quan trọng trong việc đo tốc độ mạng Internet, latency và những câu hỏi xung quanh nó luôn nằm trong top những điều game thủ quan tâm nhất khi online. Vậy hãy cùng LAGBLASTER đào sâu vào chủ đề latency này và tìm ra câu trả lời hữu ích nhất cho những vấn đề trên nhé.
Thoạt nhìn, nhiều người rất dễ nhầm lẫn giữa latency (độ trễ) trong mạng Internet và ping vì chúng có sự liên kết với nhau rất chặt chẽ. Hiểu nôm na, latency được định nghĩa là khoảng thời gian để dữ liệu đi từ điểm này đến một điểm khác trong mạng Internet, và ping (link tới bài ping) là công cụ dùng để đo latency.
Ping hoạt động bằng cách gửi một gói dữ liệu đến một địa chỉ cụ thể và chờ đợi sự phản hồi, trong khi latency được tính bằng tổng thời gian gói dữ liệu trên cần để đi từ máy tính nhà bạn đến máy chủ (server) và thời gian trở về (một chuyến đi khứ hồi). Chính vì điều này nên trong hầu hết các trường hợp, game thủ thường xem ping với latency là một, và cùng được tính bằng đơn vị ms (milli-seconds).
Hình dung cụ thể, mỗi khi bạn thực hiện một thao tác trên mạng (như nhấp vào đường link truy cập một trang web) thiết bị sẽ gửi tín hiệu cho máy chủ xử lý rồi trả kết quả (trang web hiện ra thành công) về cho bạn.
Dữ liệu ấy mất càng nhiều thời gian để được trả về thì latency càng lớn, khiến cho máy tính của bạn dễ bị đơ cho đến khi quá trình trả dữ liệu được hoàn tất. ĐIều này cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng giật lag trong game online. Không chỉ gây phiền phức cho người dùng, độ trễ latency càng cao sẽ khiến tốc độ tải trang ngày càng chậm, khiến người xem dễ mất kiên nhẫn rồi nhanh chóng bấm thoát khỏi trang web, dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến quá trình làm SEO để lên top tìm kiếm của cả doanh nghiệp.
Để hiểu sâu hơn về ý nghĩa của latency, bạn cần phải nắm được cách latency được tính toán và có bao nhiêu cách để tính latency. Về cơ bản, ta có 3 phương pháp tính latency chính như sau:
– Với Round Trip Time (RTT) hay còn được gọi là thời gian khứ hồi, là lượng thời gian mà gói dữ liệu cần để đi từ phía khách hàng tới máy chủ (server) và trở về. RTT được tính bằng đơn vị ms và chịu ảnh hưởng của khoảng cách vật lý từ khách hàng đến máy chủ, của lưu lượng máy chủ, và của số điểm (node) trung gian mà gói dữ liệu phải đi qua.
– Với Time to first byte (TTFB) hay trong tiếng Việt là thời gian đến byte đầu tiên, là thời gian mà trình duyệt bắt đầu nhận được byte dữ liệu trả về đầu tiên từ máy chủ, sau khi người dùng gửi đi yêu cầu. Ba yếu tố chính xác định TTFB là network latency (độ trễ mạng), server load time (thời gian tải của máy chủ), và server processing time (thời gian xử lý của máy chủ.
– Với Ping – phương pháp phổ biến nhất. Ping (viết tắt cho Packet Internet Groper) là một tiện ích dùng để xác định liệu một địa chỉ IP có thể được truy cập tới hay không. Bạn có thể xem cách kiểm tra latency chi bằng việc thực hiện lệnh ping trên máy tính chi tiết và đầy đủ hơn qua bài viết [link tới bài ping] của tụi mình nhé.
Ngoài ra, hiên nay trên mạng cũng có không ít trang web hay công cụ cho phép bạn kiểm tra nhanh tốc độ Internet nhà mình đi kèm các thông số quan trọng khác như latency. LAGBLASTER xin gợi ý cho bạn một số địa chỉ uy tín và miễn phí để tham khảo sau đây:
Kiểm tra latency bằng Speedcheck từ Etrality GmbH: Chỉ với vài cái click chuột, trang web sẽ cung cấp cho bạn hầu hết các thông số quan trọng như latency, tốc độ download, upload, và nhà cung cấp mạng Internet (ISP) bạn đang dùng.
Test độ trễ latency qua Speedtest từ Ookla: Công cụ này sẽ tự động kết nối đến máy chủ gần nhất để giúp bạn thực hiện việc kiểm tra đường truyền mạng.
Đo độ trễ với Speed Test từ Cloudflare – một CDN lớn trên thị trường: Tiện ích này có giao diện khá trực quan giúp người dùng theo dõi các thông số liên quan đến latency và mạng Internet mình đang sử dụng khá dễ dàng.
Kiểm tra độ trễ mạng với TestMy: Nó cho phép bạn kiểm tra tốc độ download, upload, và latency kèm biểu đồ tới nhiều máy chủ khác nhau.
Đang phóng băng băng trên đường mà đụng trúng các chướng ngại vật thì sao mà về đích nhanh chóng được phải không nào? Latency cao xảy ra cũng chính là vì lý do này.
Lộ trình để một gói dữ liệu khi đi từ máy tính của bạn đến máy chủ không phải là một đường thẳng trơn tru mà thực ra lại khá phức tạp vì còn phải vượt qua vô vàn các vật cản (hay “hop”) ở giữa như router, switch, và điểm truy cập Wifi, tường lửa, ứng dụng bảo mật, vân vân.
Trong thế giới Interent, hop (bước nhảy) xuất hiện khi một gói dữ liệu được truyền từ phân đoạn mạng này sang phân đoạn mạng khác. ‘Hop count’ được dùng để miêu tả số thiết bị mạng mà gói dữ liệu đi qua trên đường từ máy tính nguồn đến đích. Vì thời gian cho việc lưu trữ – chuyển tiếp dữ liệu cũng như độ trễ thường phát sinh thêm qua mỗi hop, nên số hop giữa nguồn và đích càng lớn thì hiệu suất thời gian thực sẽ càng thấp đi, khiến cho bạn khó lòng có được trải nghiệm Internet thật mượt mà.
Không những thế, việc thiết bị của bạn ở quá xa server cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra latency cao. Điểm bắt đầu và đích đến ở cách xa nhau thì sẽ xuất hiện càng nhiều vật cản chắn ngang giữa đường như đã đề cập ở trên. Không những thế, trong môi trường Internet, dữ liệu đi thường phải đi qua không chỉ một mà rất nhiều mạng khác nhau, và phải qua càng nhiều mạng thì càng nhiều sự “delay” – trì hoãn – xuất hiện.
Cụ thể, khi gói dữ liệu đi từ mạng này qua mạng khác, chúng phải thông qua các điểm trao đổi Internet (Internet Exchange Points hay IXPs) mà ở đó, router sẽ phải xử lý, tách nhỏ gói dữ liệu ấy, và gửi chúng đi theo đúng lộ trình cần thiết. Tất cả quá trình trên đều sẽ khiến cho thời gian khứ hồi RTT bị tăng thêm một vài mili giây (ms). Phải thực hiện nhiều công việc trên cả đường đi và về xa như vậy, chắc hẳn việc latency tăng cao là điều không thể tránh khỏi rồi phải không náo?
Ngoài các vấn đề về đường truyền, việc trang web không được xây dựng theo cách tối ưu nhất cũng là một trong những câu trả lời phổ biến cho câu hỏi “Tại sao latency tăng cao?”
Nếu website ấy chứa đựng nhiều dữ liệu nặng như video hay hình ảnh có độ phân giải cao hoặc dữ liệu từ bên thứ ba, trình duyệt sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để hiển thị chúng được hoàn chỉnh. Điều đó khiến người dùng dù có đang ngồi ngay kế bên máy chủ cũng phải khá là chật vật để có thể thành công truy cập và sử dụng website ấy được đấy.
Về lâu dài việc này sẽ gây ra ảnh hưởng khá tiêu cực lên việc làm SEO của doanh nghiệp. Tỉ lệ thoát trang quá cao sẽ khiến các công cụ như Google đánh giá thấp chất lượng website và đẩy chúng ra xa khỏi top tìm kiếm. Và bạn biết một trong những thứ ít được mở ra nhất trên thế giới là gì không? Phải rồi, đó chính là trang kết quả thứ 2 của một tìm kiếm Google đấy.
Latency cao quả thật không hề tốt lành gì phải không nào? Vì vậy, hãy cùng LAGBLASTER đi qua các mẹo chống latency cao phổ biến và được nhận xét là hiệu quả nhất, để bạn có thể thỏa sức chơi game mà không gặp khó khăn gì, ngay sau đây nhé:
Một trong những việc đầu tiên bạn cần chú ý đến để hạn chế latency cao chính là kiểm tra lại dàn máy chơi game và các thiết bị mạng như bộ định tuyến hay dây cáp. Công nghệ thì ngày càng phát triển, dẫn đến những đòi hỏi cao hơn về phần cứng và phần mềm, vậy nên hãy chắc rằng các chi tiết trên luôn được nâng cấp thường xuyên để có thế hoạt động tốt với những sự “phát triển” ấy.
Đối với game thủ, trong mọi trường hợp, chúng mình luôn khuyến khích bạn sử dụng mạng có dây khi chiến game để đảm bảo đường truyền Internet luôn ổn định và không bị bất cứ vật cản khó chịu nào chắn “sóng” (bức tường, bàn, ghế, và vân vân) như tín hiệu Wifi thường gặp phải.
Ngoài ra, nếu như bạn phải chia sẻ mạng cùng với nhiều người trong cùng một lúc, thì việc nâng cấp gói cước mạng để được tăng dung lượng cũng là một trong những phương án cần được ưu tiên để loại bỏ latency cao đấy nhé.
Như tụi mình đã đề cập ở trên, nếu thiết bị của bạn ở cách quá xa máy chủ, các gói dữ liệu sẽ phải đi qua khá nhiều hop và khiến cho độ trễ ngày càng tăng cao. Vì vậy, khi quẩy game cùng bạn bè quốc tế, hãy cố gắng kết nối đến các server gần mình nhất có thể để khắc phục tình trạng latency tăng cao bất thường bạn nhé.
Tuy nhiên, nếu bạn bắt buộc phải chơi trong các server ở cách xa mình quá, ví dụ như sống ở Việt Nam nhưng cần kết nối đến máy chủ Hàn Quốc hoặc Bắc Mỹ để luyện tập cùng các cao thủ, thì bạn cũng không nên quá lo lắng làm gì vì đã có LAGBLASTER sinh ra để chuyên trị những vấn đề về latency này.
Nhờ sử dụng ứng dụng tối ưu hóa OTT (optimization OTT software) cho game online và công nghệ tân tiến nhất trong port optimization và routing, LAGBLASTER sẽ giúp bạn cắt giảm số milliseconds – ms nhiều nhất có thể và mang về con số tối ưu nhất cho trải nghiệm gaming mượt mà, cho bạn thoải mái “nâng trình” kể cả khi chơi trong các server cách nửa vòng Trái Đất.
Không chỉ các game thủ, người dùng thông thường mà chính các công ty làm chủ trang web cũng cần quan tâm kĩ càng đến độ trễ mạng. Như tụi mình đã giải thích qua, việc website không được xây dựng theo cách tối ưu nhất sẽ khiến cho người dùng mất quá nhiều thời gian để “load trang”, kết quả là họ mất kiên nhẫn và thoát trang chỉ trong tích tắc.
Để cải thiện tình trạng độ trễ cao này, bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của các CDN (Content Delivery Network). Nội dung tĩnh được lưu trữ bởi và phục vụ đến người dùng nhờ các CDN. Máy chủ của các CDN được đặt ở nhiều nơi trên thế giới để đảm bảo các nội dung trên được lưu trữ ở gần người dùng cuối nhất và đồng thời có thể truyền đi tới chỗ người dùng ấy nhanh nhất có thể. Như một sự tất yếu, việc này giúp cho RTT giảm, độ trễ giảm, trang web sẽ được tải nhanh hơn, và hiệu suất được nâng cao gấp nhiều lần.
Không chỉ vậy, bộ phận lập trình của công ty, đặc biệt là back-end, cũng cần chú ý cải thiện và xây dựng website tinh gọn để giúp hạn chế độ trễ cao khi tải (load) trang. Bạn có thể xem xét giảm thiểu tối đa số lượng tài nguyên render-blocking, tối ưu hóa hình ảnh để được tải nhanh hơn, giảm kích cỡ file, cũng như thực hiện rút gọn mã (code minification).
Ngoài ra, bạn cũng có thể cái thiện vấn đề này bằng cách thiết kế cho các phần quan trọng của website được hiển thị trước, làm sao cho người dùng có thể tương tác với trang web kể cả khi nó vẫn chưa được load xong. Kỹ thuật này còn được biết đến với tên gọi “lazy loading”. Cách giải quyết này không thực sự là hạn chế latency, nhưng chúng vẫn có ích trong việc cải thiện ấn tượng của người dùng về tốc độ website của bạn.
Với bài viết này, mong là các game thủ đã có cho mình đáp án chính xác và dễ hiểu nhất cho câu hỏi: Latency – độ trễ là gì? Các cách kiểm tra latency phổ biến, và làm sao để giảm latency hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi LAGBLASTER để thường xuyên cập nhật các tin tức nóng hổi và khái niệm kỹ thuật thú vị trong công nghệ cũng như thế giới gaming nhé.